Một điều luật mới của bang ngăn các đô thị và hạt cấm dùng túi hay các chén, đồ dùng gia đình bằng nhựa.
Trong tháng 11, các cử tri California đã tán thành một điều luật của bang cấm túi nhựa dùng một lần. Trong tháng 9, nước Pháp đã tham gia việc này, cấm dùng các loại túi này và các dĩa, chén và dao bằng nhựa không phân huỷ được — một điều luật sẽ có hiệu lực vào năm 2020. Và tuần rồi bang Michigan cũng đã giử vững lập trường về túi nhựa. Tuy nhiên không phải theo cách bạn có thể hình dung ra.
Theo Chelsea Harvey thuộc tờ The Washington Post, Phó Thống đốc bang Brian Calley (Thống đốc đang nghỉ phép) đã ký đạo luật cấm việc cấm túi nhựa. Luật này cũng cấm các hạt, thành phố ra lệnh cấm các loại chén dùng một lần và các vật chứa bằng nhựa khác.
Theo Emily Lawler thuộc báo điện tử MLive, việc cấm không được cấm túi nhựa thoạt tiên do Hiệp hội Nhà hàng Michigan cổ xuý khi họ lập luận các hệ thống thu phí khác nhau đối với túi nhựa và các lệnh cấm khác nhau trên khắp nhiều thành phố tự trị khác nhau trong bang sẽ gây khó khăn cho các chuỗi nhà hàng và cửa hiệu bán lẻ trong việc thi hành.
“Trong tình hình nhiều thành viên của chúng tôi đang sở hữu và điều hành nhiều địa điểm trên khắp bang, ngăn ngừa việc tiếp cận mang tính chắp vá các quy định bổ sung là việc làm cấp bách nhằm tránh gây nhiều phức tạp do có liên quan đến các hoạt động kinh doanh hàng ngày,” Robert O’Meara, phó chủ tịch bộ phận các sự vụ chính phủ thuộc Hiệp hội Nhà hàng Michigan phát biểu trong một bản thông cáo báo chí.
Theo Harvey cho biết, điều đáng ngạc nhiên là Michigan không phải là bang đầu tiên ngăn cản việc cấm dùng túi. Idaho, Arizona và Missouri đều đã thông qua các đạo luật tương tự.
Nhựa là một tai hoạ cho môi trường. Lucy Bayly thuộc NBC News cho biết một nghìn tỷ túi nhựa được sản xuất hàng năm trong đó 90% bị thải bỏ sau khi sử dụng một lần. Nhiều trong số đó cuối cùng nằm tại các đại dương hoặc các con sông, kênh lạch, nơi mà chúng phải mất hàng chục, trăm năm mới được phân huỷ sinh học.
Các nhà hoạt động xã hội chống túi nhựa lý luận các sản phẩm này là gánh nặng cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ. “Các túi nhựa khiến các nhà bán lẻ tốn khá nhiều chi phí và, với khoản lợi nhuận hạn chế và cạnh tranh gay gắt đối với các cửa hiệu việc tự mình tự nguyện hành động có thể là một thách thức,” Julie Lawson thuộc tổ chức Maryland Không Rác nói với Bayly. “Bình quân một túi nhựa dùng trong 12 phút. Xài một túi có thể tái sử dụng lại được là việc vô cùng có ý nghĩa ,” bà nói.
Tại Mỹ, ngoài California, 200 chính quyền thành phố đã cấm dùng các vật chứa dùng một lần, Bayly cho biết. Mặc dù vậy, kết quả là sử dụng một loại túi hổn hợp.
Tại Washington D.C. một quy định vào năm 2009 cấm túi đã dẫn đến giảm túi nhựa dùng một lần được 50%. Tại Los Angeles, một sắc thuế 10 cent/ túi vào năm 2011 đã giảm sử dụng túi từ 2.2 triệu cái mỗi năm còn 125,000 cái. Nhưng tại Austin, Texas, các nhà nghiên cứu nhận thấy một lệnh cấm vào năm 2013 đã khiến dân chúng bắt đầu chuyển qua xài bao thùng rác cũng làm ô nhiểm tương tự.
Một sắc lệnh tại Dallas đã bải bỏ thu phí 5 cent trên túi sau khi bị các nhà sản xuất túi kiện ra toà. Chicago đã huỷ bỏ lệnh cấm túi nhựa vào ngày 1/1/2017 vốn chỉ thọ được 16 tháng. Kế hoạch là sẽ thay thế bằng một sắc thuế 7 cent/ túi vào năm nay, mặc dù Bayly cho biết nhiều nhà bán lẻ nhận thấy chi tiết điều luật này thật khó hiểu. Hiệnnay nhiều bang và chính quyền đô thị khác đang xem xét cả việc cấm túi nhựa hay là ngăn chận việc cấm túi nhựa trong năm tới.
Dù hiệu quả của các điều luật hiện nay có thể tranh cải được, phải làm điều gì đó về tình trạng nhựa đang sinh sôi nảy nở làm tắt nghẻn các sông rạch và huỷ diệt động vật hoang dã. Đó là một vấn đề quá lớn để bỏ qua.